VẬN HÀNH HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

DTS-368 Thi công PCCC VẬN HÀNH HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
0 Comments

VẬN HÀNH HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Quy Trình Hướng Dẫn Vận Hành Hệ Thống Phòng Cháy Chữa Cháy và Kiểm Tra, Bảo Dưỡng cho trung tâm Thương mại, tòa nhà, xưởng sản xuất, nhà máy.

I. Hệ thống báo cháy tự động

1. Giới thiệu chung:

Quy Trình Kiểm Tra Bảo Dưỡng Phòng Cháy Chữa Cháy sau 6 tháng vận hành

Một khía cạnh quan trọng của công tác PCCC l phát hiện kịp thời đám cháy đang bùng phát, đồng thời cảnh báo cho mọi người trong khu vực và các tổ chức cứu hỏa. Đây là vai trò quan trọng của hệ thống phát hiện cháy và báo động. Tùy thuộc vào kịch bản ngăn chặn đám cháy, cấu trúc khu vực và mục đích sử dụng; số lượng và đối tượng; giới hạn của nội dung và nhiệm vụ, các hệ thống này có thể cung cấp một số chức năng chính:

– Thứ nhất, nó cung cấp một phương tiện để phát hiện đám cháy đang bùng phát theo phương pháp thủ côn g hoặc tự động.

– Thứ hai, nó cảnh báo cho mọi người trong khu vực biết có cháy và sự cần thiết phải sơ tán.

– Một chức năng phổ biến là truyền tín hiệu thông báo cháy cho cơ quan PCCC hoặc tổ chức ứng phó khẩn cấp khác.

 

 

– Chúng cũng có thể ngắt nguồn điện, điều khiển thiết bị xử lý không khí, hoặc các hoạt động đặc biệt khác (thang máy, cửa ngăn cháy…). Và nó có thể được sử dụng để khởi động hệ thống chữa cháy. Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Việc phát ra các tín hiệu cháy có thể được thực hiện tự động bởi các đầu dò (khói, nhiệt, lửa,…) hoặc bởi con người (thông qua nút nhấn khẩn cấp). Hệ thống phải hoạt động liên tục 24/24 giờ kể cả khi mất điện.

2. Các thành phần chính của hệ thống báo cháy tự động:

Một hệ thống báo cháy tự động tiêu biểu sẽ có 3 thành phần như sau:

2.1. Trung tâm báo cháy được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: bo mạch xử lý thông tin, bộ nguồn, ác quy dự phòng.

2.2.Thiết bị đầu vào (thiếi bị khởi đầu):

– Đầu báo: báo khói, báo nhiệt.

– Công tắc khẩn (nút nhấn khẩn cấp).

2.2.Thiết bị đầu ra

– Chuông báo cháy.

– Đèn báo cháy.

3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy tự động:

– Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín. Khi có hiện tượng về sự cháy (chẳng hạn như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa) các thiết bị đầu vào (đầu báo, công tắc khẩn) nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy. Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy (thông qua các zone, kênh) và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn), các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.

 

 

 

4. Hướng dẫn sử dụng của hệ thống báo cháy tự động:

Hệ thống báo cháy cơ sở gồm:

• Tủ trung tâm (Đặt tại Phòng bảo vệ).

• Đầu báo khói.

• Hệ thống tổ hợp chuông + đèn báo cháy + nút ấn báo cháy

Nguyên lý hoạt động:

Khi có đầu báo phát hiện sự cố cháy hoặc có tác động của nút ấn báo cháy, tín hiệu được gửi tới tủ trung tâm và tại tủ trung tâm phát tín hiệu cảnh báo tới chuông và đèn báo cháy.

Hướng dẫn sử dụng:

+ Chế độ hoạt động bình thường

– Ở chế độ hoạt động bình thường chỉ duy nhất đèn “ AC LAMP “ sáng đồng hồ báo nguồn điện tầm 24VDC.

+ Chế độ báo cháy

– Khi có tín hiệu báo cháy từ một trong các đầu báo hoặc từ nút ấn bất kỳ thì:

* Còi tại tủ trung tâm báo cháy báo liên tục đồng thời chuông báo cháy kêu.

* Chữ “ FIRE” sáng đỏ và hiển thị ZONE đang có cháy.

+ Khắc phục sự cố và Reset

– Khi có tín hiệu báo cháy xảy ra cần khẩn trương xác định khu vực có hỏa hoạn. Sau đó thực hiện thao tác “ TẮT CHUÔNG TẠM THỜI “ bằng cách :

* Ấn nút “ MAIN SOUNDER “ trên tủ. (Ngắt chuông tại tủ).

* Ấn nút “ ZONE SOUNDER “ . (Ngắt chuông báo cháy) .

– Sau khi xác định được nguyên nhân và thực hiện thao tác chữa cháy xong. Muốn đưa tủ về trạng thái bình thường thực hiện các thao tác :

* Ấn nút “ RESET “ trên tủ.

– Hệ thống sẽ trở về trạng thái bình thường.

Chú ý :

– Trường hợp nút ấn bị tác động thi phải phục hồi lại nút ấn về trạng thái bình thường trước khi RESET lại tủ trung tâm.

+ Một số lỗi thường gặp

– Trường hợp xảy ra các lỗi không mong muốn thì tại tủ trung tâm :

* Bất kỳ phím nào đó trên tủ trung tâm thây đổi trạng thái thì đèn “ SWTCH IS NOT POSITIONED “  nhấp nháy đỏ.

* Tìm và đưa nút đó về trạng thái bình thường bằng cách thao tác đúng nút đó.

* Nếu đèn “ RESERVE POWER LAMP “ sáng vàng và đèn “ AC LAMP “ tắt thì là lỗi  MẤT ĐIỆN LƯỚI.

* Kiểm tra lại nguồn điện

* Nếu đèn “ DISCONECTION INDICATION LAMP “ nháy vàng và đèn báo của ZONE nào đó nhấp nháy đồng thời tủ trung tâm kêu tít tít. Là lỗi ngắt điện trở cuối kênh.

* Kiểm tra lại SWTCH điện trở trong tủ.( Làm im còi bằng cách ấn công tắc WARN SOUNDER).

* Khi đèn “ ACCUMULATION INDICATION LAMP ” nháy đỏ đồng thời ZONE nào đó sáng đỏ là chuẩn bị có cháy ở ZONE đó.

* Cần nhanh chóng kiểm tra vị trí các đầu báo hoặc nút ấn trong ZONE đó.

Trong trường hợp không biết nguyên nhân của sự cố thao tác tắt chuông tạm thời và gọi nhân viên kỹ thuật hoặc liên hệ nhà cung cấp để được hướng dẫn.

5. Kiểm tra và bảo dưỡng:

– Thường xuyên kiểm tra (hoặc kiểm tra định kỳ) tín hiệu tủ trung tâm và các thiết bị báo cháy khác (đầu báo, chuông, đèn, nút ấn,…).

– Căn cứ vào môi trường hoạt động của các thiết bị mà đề ra phương án kiểm tra, bảo dưỡng phù hợp.

– Mở tủ trung tâm báo cháy.

– Cắt nguồn xoay chiều cấp nguồn cho tủ điều khiển báo cháy hoặc cắt CB cấp nguồn cho tủ trung tâm.

– Kiểm tra nghe tiếng Bíp trong tủ điều khiển.

– Đo kiểm tra thử công suất ắc quy phải cung cấp ít nhất 15 phút.

– Kết nối nguồn AC lại cho tủ điều khiển báo cháy.

– Kiểm tra các đầu báo khói và báo nhiệt.

+ Sử dụng thiết bị để tạo khói vào trong đầu cảm biến báo khói.

+ Sử dụng thiết bị để tạo nhiệt vào trong đầu cảm biến nhiệt.
+ Kiểm tra hai đèn màu đỏ trên cảm biến và đèn nhấp nháy trong tủ điều khiển có hoặc không có.

+ Kiểm tra bao lâu thì đèn sáng nhấp nháy bên ngoài kèm với chuông được kích hoạt từ khi đầu báo khói và nhiệt được kích hoạt.

– Kiểm tra nút ấn báo cháy.

– Nhấn nút Reset trong tủ điều khiển để ngắt chuông.

– Vệ sinh đầu báo khói và nhiệt bằng dẻ sạch và cồn.

– Chắc chắn rằng các đèn Led trên cảm biến sáng và nhấp nháy chậm.
– Kiểm tra đèn báo lỗi trong tủ trung tâm không còn và tất cả các đèn đang vào vị trí sẵn sàng.

– Khi xảy ra lỗi hệ thống: Cần liên hệ với đơn vị có chuyên môn để kiểm tra và xử lý.

– Việc kiểm tra và bảo dưỡng toàn bộ hệ thống tùy thuộc vào môi trường lắp đặt và quy định của nhà sản xuất. Nhưng ít nhất một năm một lần phải bảo dưỡng tổng thể sự hoạt động của hệ thống và thiết bị.

II. Hệ thống cấp nước chữa cháy

1. Giới thiệu chung:

Hệ thống cấp nước chữa cháy bao gồm các thành phần chính:

2. Trạm bơm chữa cháy:

– 02 Máy bơm chữa cháy (Máy động cơ điện + Máy động cơ dầu Diesel).

– 01 Máy bơm bù áp

– Tủ điện điều khiển trạm bơm chữa cháy.

– Các loại van và thiết bị điều khiển.

3. Hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy:

– Hệ thống đường ống chính (đặt nổi).

– Hệ thống đường ống nhánh (họng vách tường).

– Hệ thống đường ống chữa cháy tự động.

4. Thiết bị chữa cháy chuyên dụng (đầu ra hệ thống):

– Trụ chữa cháy ngoài nhà.

– Họng van chữa cháy vách tường.

– Vòi chữa cháy.

– Lăng chữa cháy.

– Đầu phun chữa cháy tự động Sprinkler.

5. Hướng dẫn vận hành, sử dụng hệ thống cấp nước chữa cháy:

– Khi xảy ra sự cố cháy, tổ đội chữa cháy trong cơ cở cần phân công cụ thể từng cá nhân tham gia chữa cháy. Đối với người tham ra trực tiếp chữa cháy cần đến nơi đặt hộp chữa cháy, lấy vòi lăng lắp đồng bộ vào với nhau, kéo rải đến khu vực đám cháy. Sau đó mở van họng chữa cháy (tại hộp hoặc trụ chữa cháy).

Chú ý:

Trong quá trình sử dụng vòi rồng luôn phải có người thứ hai hỗ trợ.

Không hướng vòi phun về phía có người.

Nghiêm túc khi thao tác chữa cháy

– Người tham gia chữa cháy gián tiếp tại trạm bơm trong trường hợp hệ thống đặt ở chế độ bằng tay. Cần thao tác:

Vận hành trạm bơm trong trường hợp bán tự động (điều khiển tại tủ điện):

– Trạng thái các công tắc gạt tại tủ điện điều khiển ở vị trí HAND

– Sau khi đã kiểm tra toàn bộ thiết bị van về trạng thái sẵn sàng, kiểm tra phần mồi nước cho đường ống hút và tủ điện điều khiển.

– Tại tủ điện điều khiển nhấn nút khởi động Start (màu xanh) tại máy bơm chính hoặc máy bơm dự phòng. Máy bơm hoạt động bình thường.

– Sau khi chữa cháy hoàn tất hoặc muốn dừng máy bơm nhấn nút Stop (màu đỏ) để ngắt nguồn máy bơm.

Chú ý:

– Aptomat tủ điện trạm bơm phải luôn luôn bật.

– Van hệ thống trạm bơm luôn luôn ở trạng thái mở.

Trạm bơm hoạt động trong trường hợp tự động

– Trạng thái các công tắc gạt tại tủ điện điều khiển ở vị trí AUTO

– Khóa van chặn của vùng chữa cháy:

+ Khi áp lực đạt 3 at, máy bơm động chạy dầu Diesel (Dự phòng) dừng hoạt động.

+ Khi áp lực đạt 5 at, máy bơm động cơ điện chính dừng hoạt động.

+ Khi áp lực đạt 6 at, máy bơm bù dừng hoạt động

Kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị và hệ thống:

Kiểm tra tủ điều khiển bơm cứu hỏa:

– Kiểm tra đèn báo pha : để test xem nguồn 3 pha vào có bị mất pha không .

– Đèn báo quá tải: để test xem máy bơm có bị quá nhiệt hay quá tải không.

– Kiểm tra đồng hồ volt, ampe: xem giá trị điện áp nguồn vào có đủ không.

– Kiểm tra chế độ hoạt động của tủ (luôn ở chế độ auto).

– Kiểm tra CB tổng + CB điều khiển máy bơm: xem các CB có sự cố khác thường không, CB luôn ở trạng thái ON.

– Rơle trung gian + Delay timer: test xem các tiếp điểm có đóng ngắt tốt không.

– Kiểm tra bộ sạc bình tự động: giá trị điện áp AC vào và nguồn DC ra bình.

Kiểm tra các máy bơm chữa cháy:

+ Các máy bơm động cơ điện (bơm chữa cháy):

– Kiểm tra trạng thái của máy bơm: có bị quá nhiệt không, tốc độ quay có bình thường không, có tiếng kêu lạ không, kiểm tra xem máy có bị rò điện không.

– Kiểm tra gioăng phớt đầu bơm có rò rỉ nước không.

+ Máy bơm động cơ chạy dầu Diesel:

– Kiểm tra trạng thái của máy bơm: Kiểm tra, đo nguồn acquy khởi động xem có đủ điện áp không, kiểm tra các buồng chứa dầu, nhớt, nước làm mát máy.

– Kiểm tra gioăng phớt đầu bơm có rò rỉ nước không.

– Kiểm tra hệ thống lọc gió và buồng xả khí.

+ Kiểm tra các đường ống cứu hỏa và các thiết bị:

– Kiểm tra các van khóa, đầu phun và các thiết bị đường ống dẫn nước chính cấp cho các khu vực.

– Kiểm tra các đường ống chính cấp nước cho các khu vực có bị rò rỉ không.

– Kiểm tra đồng hồ đo áp lực nước.

– Kiểm tra hệ thống các vòi phun nước cứu hỏa ở các khu vực.

III. Phương tiện chữa cháy xách tay

1. Bình chữa cháy dạng bột (MFZL4 – MFZL8 – MFTZL35):

Giới thiệu chung:

– Bình bột chữa cháy thường được sử dụng là loại bình có ký hiệu ABC-2; ABC-4; ABC-8 hoặc BC-2; BC-4; BC-8.

– Các chữ cái A, B, C trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình chữa cháy đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể:

+ A: Chữa các đám cháy chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi…

+ B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu…

+ C: Chữa các đám cháy chất khí như: gas (khí đốt hoá lỏng),…

– Các số 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng kilôgam.

Tính năng, tác dụng và phạm vi sử dụng

– Tuỳ theo mỗi loại bình chữa cháy có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh. Ví dụ bình chữa cháy ký hiệu ABC có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí dễ cháy…

– Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh.

Nguyên lý chữa cháy

– Khi mở van (tuỳ từng loại bình có cấu tạo van khoá khác nhau thì cách mở khác nhau) bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén (nén trực tiếp với bột hoặc trong chai riêng) qua hệ thống ống dẫn.

– Khi phun vào đám cháy bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy không khí, mặt khác ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.

Cách sử dụng

* Đối với loại xách tay:

– Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy.

– Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ).
– Giật chốt hãm kẹp chì.

– Chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa.

– Giữ bình ở khoảng cách 1,5 m tuỳ loại bình.

– Bóp van để bột chữa cháy phun ra.

– Khi khí yếu thì tiến lại gần và đa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

* Chú ý:

– Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.

– Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong). Phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.

– Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
– Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.

– Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.

– Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng

Cách kiểm tra, bảo quản bảo dưỡng

– Để nơi dễ thấy, dễ lấy thuận tiện cho việc chữa cháy.

– Đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ nhiệt mạnh, nhiệt độ cao nhất là 50 độ C.

– Nếu để ngoài nhà phải có mái che.

– Khi di chuyển cần nhẹ nhàng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị rung động.

– Phải thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 3 tháng/lần. Nếu kim chỉ dưới vạch xanh thì phải nạp lại khí.

– Bình chữa cháy sau khi đã mở van, nhất thiết phải nạp đầy lại, trước khi nạp tháo các linh kiện bịt kín, loai bỏ, làm sạch các phần đã bị nhiễm bột.
– Nếu còn áp suất, trước khi tháo phải giảm áp suất bằng cách bóp van từ từ cho khí thoát dần ra, kim áp kế chỉ về trị số O. Khi mở nghe tiếng “xì xì”, phải lập tức ngừng và kiểm tra lại.

– Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng, tối thiểu là 30 MPa.
– Kiểm tra khí đẩy thông qua áp kế hoặc cân rồi so sánh với khối lượng ban đầu.

– Kiểm tra khối lượng bột bằng cách cân so sánh.

– Kiểm tra vòi, loa phun

Bình chữa cháy phải được kiểm tra theo định kỳ tối đa 30 ngày một lần, Kiểm tra phải đảm bảo bình chữa cháy đặt đúng vị trí quy định, dễ nhìn, dễ sử dụng, còn niêm phong, còn đủ chất theo quy định. Vỏ bình không bị hư hỏng, ăn mòn, rò rỉ, kiểm tra dây loa phun, cò bóp.

– Nên tháo và kiểm tra lại tình trạng bên trong, nạp lại  bình nhằm đảm bảo chất lượng bình chữa cháy luôn trong tình trạng tốt nhất để dập tắt các đám cháy hiệu quả theo thời hạn định kỳ sau:

+ 12 tháng 1 lần đối với bình mới.

+ 06 tháng 1 lần đối với bình đã qua nạp lại

– Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng.

2. Bình chữa cháy dạng khí (MT3 – MT5 – MT25):

Giới thiệu chung:

– Thân bình làm bằng thép đúc, hình trụ đứng thường được sơn màu đỏ.
– Cụm van làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều (bình của Nga, Ba Lan…), hay kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng, có cò bóp phía trên, cò bóp cũng đồng thời là tay xách (bình của Trung Quốc, Nhật Bản…).  Tại đây có chốt hãm kẹp chì bảo đảm chất lượng bình.

– Trong bình và dưới van là ống nhựa cứng dẫn Cacbonic lỏng ra ngoài.
– Ở trên cụm van có một van an toàn, van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài đảm bảo an toàn.

– Loa phun bằng kim loại hay cao su, nhựa cứng và được gắn với khp ni bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống xifong mềm. Bình thường được sơn màu đỏ (trừ bình của Ba Lan sơn màu trắng và bình loại CDE của Trung Quốc sơn màu đen). Trên thân bình có nhãn ghi đặc điểm của bình, cách sử dụng…
– Khí CO2 được nén chặt trong bình với áp suất cao sẽ chuyển sang thể lỏng nên khi chữa cháy chỉ vặn van hay rút chốt bóp cò là khí CO2 sẽ phun ra dập tắt đám cháy.

– Cơ chế chữa cháy (tác dụng) của CO2 là làm loãng nồng độ hơi chất cháy trong vùng cháy và bên cạnh đó nó còn có tác dụng làm lạnh do CO2 ở dạng lỏng khi bay hơi sẽ thu nhiệt.

Tính năng, tác dụng và phạm vi sử dụng

– Bình chữa cháy xách tay dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh.

– Bình chữa cháy bằng Dioxit cacbon thường được dùng để dập các đám cháy thiết bị điện tử, đồ vật quý hoặc thực phẩm vì khi phun không lưu lại chất chữa cháy (CO2) trên vật cháy nên không làm hư hỏng thêm vật.

– Bình loại này thích hợp cho các đám cháy buồng, phòng, hầm, nơi kín khuất gió, không hiệu quả với đám cháy ngoài hay nơi thoáng gió vì CO2 khuyếch tán nhanh trong không khí.

– Không dùng đioxit cacbon để dập các đám cháy than hay kim loại nóng đỏ, vì: CO2 + M  =  MO  +  CO  (CO là khí độc và rất dễ nổ).

Nguyên lý chữa cháy

– Khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới – 78 oC. Khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.

Cách sử dụng

– Khi có cháy xảy ra, di chuyển bình tới gần điểm cháy, giật chốt hãm.
– Chọn đầu hướng ngọn lửa, hướng loa phun vào càng gần gốc lửa càng tốt. Bóp (hay vặn) van để khí tự phun ra dập lửa.

Chú ý:

– Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.

– Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng, phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong) và phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
– Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
– Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.

– Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.

– Không nên sử dụng bình để dập các đám cháy ngoài trời. Nếu dùng, khi phun phải chọn đầu hướng gió.

– Đề phòng bỏng lạnh. Chỉ được cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun.

– Trước khi phun ở phòng kín, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun.

3. Những điều cần chú ý khi sử dụng, bảo quản, kiểm tra và bảo dưỡng bình khí
– Không sử dụng bình khí CO2 để chữa các đám cháy có kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc, phân đạm. Vì khi phun khí CO2 vào đám cháy sẽ sinh ra phản ứng hoá học, trong phản ứng đó sẽ tạo ra khí CO là loại khí vừa độc hại vừa có nguy hiểm cháy nổ làm cho đám cháy phát triển phức tạp thêm.

– Khi phun phải cầm vào phần gỗ hoặc phần nhựa của loa phun, tránh cầm vào phần kim loại và nhất là không để khí CO2 phun vào người sẽ gây bỏng lạnh.
– Không nên dùng bình khí CO2 chữa các đám cháy ở nơi trống trải, có gió mạnh vì hiệu quả thấp.

– Khi chữa cháy các thiết bị có điện cao thế phải đi ủng và găng tay cách điện; chữa cháy trong phòng kín phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người.
– Đặt bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 550C dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình nếu van an toàn không hoạt động.

– Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khoá. Sửa chữa, thay thế những bình bị rò khí.
– Phương pháp kiểm tra lượng CO2 trong bình: Phổ biến là phương pháp cân, nếu thấy lượng CO2 giảm so với lượng CO2 ban đầu là bình bị rò khí.

– Bình chữa cháy phải được kiểm tra theo định kỳ tối đa 30 ngày một lần, Kiểm tra phải đảm bảo bình chữa cháy đặt đúng vị trí quy định, dễ nhìn, dễ sử dụng, còn niêm phong, còn đủ chất theo quy định. Vỏ bình không bị hư hỏng, ăn mòn, rò rỉ, kiểm tra dây loa phun, cò bóp.

– Nên tháo và kiểm tra lại tình trạng bên trong, nạp lại khí đầy để tránh sự thiếu áp lực trong bình nhằm đảm bảo chất lượng bình chữa cháy luôn trong tình trạng tốt nhất để dập tắt các đám cháy hiệu quả theo thời hạn định kỳ sau:
+ 12 tháng 1 lần đối với bình mới.

+ 06 tháng 1 lần đối với bình đã qua nạp lại

– Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng.

DTS 368 – Chuyên Thiết Kế – Thi công và cung cấp thiết bị PCCC

𝑯𝒐𝒕𝒍𝒊𝒏𝒆: +090.327.1338
𝑾𝒆𝒃𝒔𝒊𝒕𝒆: http://dts368.vn/
DTS 368 mang sự an toàn đến với mọi nhà!


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *