HỆ THỐNG BÁO CHÁY

DTS-368 Uncategorized HỆ THỐNG BÁO CHÁY
0 Comments

Hệ thống báo cháy là một tập hợp các thiết bị làm việc cùng nhau giúp phát hiện và cảnh báo sự cố cháy thông qua các thiết bị hình ảnh âm thanh khi có sự thay đổi của các yếu tố môi trường như khói, lửa, carbon monoxide hoặc các trường hợp khẩn cấp khác.

Các báo động này có thể được kích hoạt tự động từ các đầu báo cháy hoặc thông qua các thiết bị kích hoạt báo cháy thủ công. Báo động có thể là tiếng chuông, tiếng còi và đèn báo cháy. Âm báo cháy có thể được cài đặt ở một số tần số nhất định và các âm khác nhau gồm thấp, trung bình và cao tùy thuộc vào từng quốc gia và nhà sản xuất thiết bị.

1. Tác Dụng Của Hệ Thống Báo Cháy

Hệ thống báo cháy có một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho con người và hạn chế thiệt hại và tài sản trước các trường hợp hỏa hoạn. Hệ thống báo cháy bảo vệ bạn 24 giờ mỗi ngày, khi bạn thức, khi bạn ngủ, khi bạn ra ngoài,…

Các hệ thống báo cháy tự động hiện nay rất thông minh, chúng có thể:

• Thông báo cho mọi người biết về sự hiện diện của đám cháy để con người có thể nhanh chóng đưa ra các phương án sơ tán, cứu chữa kịp thời.

• Tự động gọi dịch vụ cứu hỏa.

• Cho biết chính xác vị trí đám cháy để đội cứu hỏa có thể đến đó càng sớm càng tốt.

• Giảm thiểu các báo động giả gây phiền nhiễu do các thiết bị báo cháy cũ gây ra.

• Trong trường hợp có lỗi nó cũng cho  biết chính xác vấn đề nằm ở đâu.

2. Các Thiết Bị Chính Trong Hệ Thống Báo Cháy

Một hệ thống báo cháy hoàn chỉnh thường được cấu thành từ các thiết bị chính bao gồm tủ trung tâm, thiết bị đầu vào, thiết bị đầu ra, nguồn điện, dây dẫn. Ngoài ra, một số hệ thống còn có thêm hệ thống báo cháy liên lạc cảnh báo bằng giọng nói.

2.1 Tủ Trung Tâm Điều Khiển

Tủ trung tâm điều khiển báo cháy là thành phần trung tâm của cả hệ thống. Nó có vai trò cung cấp năng lượng và thực hiện các chức năng sau đây:

  • Nhận tín hiệu từ đầu báo cháy tự động và phát hiện tín hiệu báo động cháy, chỉ thị nơi xảy ra cháy.
  • Có thể truyền tín hiệu phát hiện cháy qua thiết bị truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy hoặc/ và đến các thiết bị phòng cháy tự động.
  • Kiểm tra sự làm việc bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như chập mạch, đứt dây,..
  • Có thể tự động điều khiển sự hoạt động của các thiết bị ngoại vi khác.

2.2 Thiết Bị Đầu Vào: Đầu báo, nút nhấn, Modul giám sát…

Thiết bị đầu vào của một hệ thống báo cháy là thiết bị nhạy cảm với các hiện tượng liên quan đến sự cháy (nhiệt độ tăng, khói, tia lửa, ánh sáng,…). Chúng có nhiệm vụ nhận thông tin nơi xảy ra sự cố cháy và truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy. Thiết bị đầu vào gồm các đầu báo cháy và công tắc khẩn báo cháy thủ công; trong đó, đầu báo cháy được sử dụng có thể là một hoặc một số loại như sau:

Đầu Báo Khói (Smoke Detector)

Đầu báo khói là thiết bị giám sát trực tiếp, có tác dụng phát hiện ra dấu hiệu khói từ các đám cháy. Thời gian các đầu báo khói nhận và truyền thông tin đến trung tâm báo cháy không quá 30s; mật độ môi trường từ 15 đến 20%. Nếu nồng độ khói trong môi trường vượt quá ngưỡng cho phép (10- 20%) thì thiết bị sẽ phát tín hiệu báo động về trung tâm để xử lý.

Các đầu báo khói thường được lp đặt tại phòng làm việc, kho qu, hi trường, các khu vực có mật độ không gian kín và khu vực có chất nguy hiểm gây cháy thường tạo khói trước.

Đầu báo khói cũng được chia thành 2 loại: đầu báo khói dạng điểm và đầu báo khói dạng Beam.

Đầu Báo Khói Dạng Điểm

Đầu báo khói dạng điểm thường được lắp tại các khu vực mà phạm vi giám sát nhỏ, trần nhà thấp với 2 dòng sản phẩm chính:

• Đầu báo khói ion: thiết bị tạo ra các dòng ion dương và ion âm chuyển động, khi có khói, khói sẽ làm cản trở chuyển động của các ion dương và ion âm này, từ đó thiết bị sẽ gửi tín hiệu báo cháy về trung tâm.

• Đầu báo khói dạng quang: thiết bị bao gồm một cặp đầu báo (một đầu phát tín hiệu, một đầu thu tín hiệu) bố trí đối nhau, khi có khói xen vào giữa 2 đầu, khói sẽ làm cản trở đường truyền tín hiệu giữa 2 đầu báo, từ đó đầu báo sẽ gửi tín hiệu báo cháy về trung tâm.

Đầu Báo Khói Dạng Beam

Đầu báo khói dạng Beam gồm một cặp thiết bị được lắp ở 2 đầu của khu vực cần giám sát. Thiết bị chiếu thiết bị chiếu phát chiếu một chùm tia hồng ngoại, qua khu vực thuộc phạm vi giám sát rồi tới một thiết bị nhận có chứa một tế bào cảm quang có nhiệm vụ theo dõi sự cân bằng tín hiệu của chùm tia sáng. Đầu báo này hoạt động trên nguyên lý làm mờ ánh sáng đối nghịch với nguyên lý tán xạ ánh sáng (cảm ứng khói ngay tại đầu báo).

Đầu báo khói loại Beam có tầm hoạt động rất rộng (15m x 100m), sử dụng thích hợp tại những khu vực mà các loại đầu báo khói quang điện tỏ ra không thích hợp, chẳng hạn như tại những nơi mà đám khói tiên liệu là sẽ có khói màu đen.

Đầu Báo Nhiệt (Heat Detector)

Đầu báo nhiệt được sử dụng để đo nhiệt độ của môi trường trong phạm vi bảo vệ, khi nhiệt độ môi trường vượt quá ngưỡng quy định của các đầu báo nhiệt, nó sẽ gửi tín hiệu về tủ trung tâm.

Các đầu báo nhiệt thường được lắp đặt ở các khu vực không thể lắp đặt được đầu báo khói chẳng hạn như khu vực chứa thiết bị máy móc, buồng điện, garage, nhà máy,…

Đầu báo nhiệt cũng có 2 loại: đầu báo nhiệt cố định và đầu báo nhiệt gia tăng.

• Đầu báo nhiệt cố định là loại đầu báo kích hoạt và phát tín hiệu báo động khi cảm ứng nhiệt độ trong bầu không khí chung quanh đầu báo tăng lên ở mức nhiệt độ nhà sản xuất quy định (57°C, 70°C,…).

• Đầu báo nhiệt gia tăng kích hoạt và phát tín hiệu báo động khi cảm ứng hiện tượng bằng bầu không khí xung quanh có xu hướng gia tăng nhiệt độ đột ngột khoảng 9°C.

Đầu Báo Gas (Gas Detector)

Đầu báo gas là thiết bị giám sát và phát hiện dấu hiệu có gas, khi tỉ lệ gas tập trung vượt quá mức 0.503%.

Các đầu báo gas thường được bố trí trong khoảng gần nơi có gas như các kho chứa gas. Đầu báo gas phải được lắp trên tường, tuyệt đối không được lắp đặt dưới sàn nhà.

Đầu Báo Lửa (Flame Detector)

Đầu báo lửa là thiết bị cảm ứng các tia cực tím phát ra từ ngọn lửa, nhận tín hiệu và gửi tín hiệu về tủ trung tâm. Loại đầu báo này thường được sử dụng ở những nơi có độ nguy hiểm cao, những nơi mà ánh sáng của ngọn lửa là dấu hiệu sự cháy (chẳng hạn như kho chứa chất lỏng dễ cháy).

Đầu báo lửa rất nhạy cảm với tia cực tím nên các nhà sản xuất đã sản xuất sao cho thiết bị chỉ gửi tín hiệu báo cháy về trung tâm khi có 2 xung cảm ứng tia cực tím sau 2 khoảng thời gian, mỗi thời kỳ 5s để tránh tình trạng báo động giả.

Nút Nhấn Báo Cháy

Công tắc khẩn được lắp đặt ở những nơi dễ thấy của hành lang, các cầu thang để sử dụng khi cần thiết. Thiết bị báo cháy này cho phép người sử dụng chủ động truyền thông tin báo cháy bằng cách nhấn hoặc kéo vào công tắc khẩn, báo động khẩn cấp cho mọi người đang hoạt động trong tòa nhà biết đến và các biện pháp xử lý hỏa hoạn và di tản nhanh chóng thông qua lối thoát hiểm.

Công tắc khẩn gồm các loại bao gồm:

• Công tắc khẩn tròn, vuông.

• Công tắc khẩn kính vỡ.

• Công tắc khẩn dạng kéo.

Module Giám Sát

Với hệ thống báo cháy địa chỉ, thiết bị đầu vào sẽ có thêm module giám sát. Module giám sát có nhiệm vụ giám sát trạng thái của thiết bị, thông thường là giám sát tiếp điểm NO (bình thường m), NC (bình thường đóng). Riêng module giám sát cho đầu báo thì thường có thêm nhiệm vụ cấp nguồn cho đầu báo. Có thể sử dụng module giám sát cho đầu báo để giám sát tất cả các thiết bị nhưng module giám sát các thiết bị khác thì không giám sát được đầu báo.

Tùy theo chức năng mà module giám sát sẽ được chia thành nhiều loại:

• Module giám sát đầu báo cháy

• Module giám sát cho công tắc dòng chảy

• Module giám sát cho nút ấn báo cháy

• Module giám sát các thiết bị ngoại vi khác.

2.2 Thiết Bị Đầu Ra: Chuông, Còi , Đèn, Module điều khiển…

Các thiết bị này nhận tín hiệu từ trung tâm báo cháy truyền đến và phát đi tín hiệu bằng âm thanh (còi, chuông), ánh sáng (đèn), hình ảnh (bảng hiển thị phụ) để thông báo cho mọi người biết về sự hiện diện của đám cháy và các phương án cần thiết (thường là sơ tán).

Bảng Hiển Thị Phụ

Bảng hiển thị phụ hiển thị các khu vực xảy ra sự cố từ trung tâm báo cháy truyền đến, giúp nhận biết tình trạng nơi xảy ra sự cố.

Còi Báo Cháy

Còi báo cháy có tính năng và vị trí lắp đặt tương tự như chuông báo cháy, nhưng nó thường được sử dụng khi khoảng cách giữa nơi phát thông báo và nơi nhận thông báo có khoảng cách quá xa.

Chuông Báo Cháy

Chuông báo cháy được đặt tại phòng bảo vệ, phòng trực ban, hành lang, cầu thang và những khu vực đông người để thông  báo cho người xung quanh biết sự cố cháy đang xảy ra để có phương án xử lý, sơ tán kịp thời.

Đèn Báo Cháy

Đèn báo cháy có công dụng phát tín hiệu báo động bằng ánh sáng, mỗi loại đèn có chức năng khác nhau và được lắp đặt ở các vị trí thích hợp.

Module Điều Khiển

Module điều khiển được sử dụng để tích hợp các hệ thống báo cháy và các hệ thống điện hoặc cơ khí khác trong tòa nhà.  Khi xảy ra cháy, các module đầu ra kiểm soát các hệ thống khác trong trường hợp hỏa hoạn để thực hiện các phương án đã được lập trình: thang máy có thể được hạ xuống tầng 1, hệ thống thông gió hút khói hoạt động,…

Đèn Báo Phòng

Đèn báo phòng được thiết kế để đảm bảo tín hiệu báo động có thể được chuyển đến tất cả các địa điểm. Thiết bị này được đặt trước cửa mỗi phòng giúp nhận biết phòng nào đang có sự cố một cách dễ dàng.

2.4 Nguồn Cung Cấp

Nguồn Cung Cấp Chính (Nguồn in Xoay Chiều)

Nguồn cung cấp chính của một hệ thống báo cháy thường là nguồn điện xoay chiều 240V được cung cấp bởi hệ thống điện thông thường.

Nguồn Cung Cấp Thứ Cấp (Nguồn Điện Dự Phòng- Ắc Quy)

Nguồn cung cấp thứ cấp có thể là máy phát điện hoặc ắc quy được sử dụng để cung cấp năng lượng cho hệ thống báo cháy trong trường hợp mất điện chính. Ắc quy có thể được đặt bên dưới tủ trung tâm điều khiển hoặc bên trong hộp đựng riêng được lắp đặt gần tủ trung tâm.

2.5 Thiết Bị Bổ Sung

Tại một số công trình, ngoài những thiết bị thông thường trong hệ thống báo cháy, người ta còn lắp đặt bổ sung thêm hệ thống liên lạc cảnh báo bằng giọng nói khẩn cấp để phát ra các đoạn thoại được ghi âm trước. Hệ thống cảnh báo bằng giọng nói thường được sử dụng trong các tòa nhà cao tầng, bệnh viện, các cơ sở giám sát nơi khó sơ tán.

Hệ thống cảnh báo bằng giọng nói cung cấp cho nhân viên các hướng dẫn cần thiết về cách phản ứng khi có sự cố cháy, cách sơ tán an toàn,…

2.6 Dây Tín Hiệu Cho Hệ Thống Báo Cháy

Dây tín hiệu cho hệ thống báo cháy là loại dây dẫn bọc cách điện PVC đạt tiêu chuẩn TCVN 5738:2001 về Hệ thống báo cháy tự động:

Lõi đồng của từng dây dẫn tín hiệu từ các đầu báo cháy đến đường cáp trục chính phải có diện tích tiết diện không nhỏ hơn 0,75mm² (tương đương với lõi đồng có đường kính 1 mm). Cho phép dùng nhiều dây dẫn tết lại nhưng tổng diện tích tiết diện của các lõi đồng được tết lại đó không được nhỏ hơn 0,75 mm².

Diện tích tiết diện từng lõi đồng của đường cáp trục chính phải không nhỏ hơn 0,4 mm². Cho phép dùng cáp nhiều dây dẫn trong một lớp bọc bảo vệ chung nhưng đường kính lõi đồng của mỗi dây dẫn không được nhỏ hơn 0,4 mm.

3. Các Loại Hệ Thống Báo Cháy

Hệ thống báo cháy được chia thành 2 nhóm chính bao gồm hệ thống báo cháy thủ công và hệ thống báo cháy tự động. Trong hệ thống báo cháy tự động chúng ta có hệ thống báo cháy thường, hệ thống báo cháy địa chỉ và hệ thống báo cháy thông minh; trong đó hệ thống báo cháy thường và địa chỉ là 2 hệ thống được ứng dụng nhiều nhất ở Việt Nam.

3.1 Hệ Thống Báo Cháy Bằng Tay

Hệ thống báo cháy bằng tay (Manual fire alarm system) là hệ thống báo cháy mà việc báo cháy chỉ được thực hiện bằng tay, không có đầu báo cháy tự động. Hệ thống báo cháy kích hoạt thủ công được kích hoạt bằng nút ấn báo cháy, sau đó phát ra âm thanh báo động sơ tán cho tòa nhà hoặc các khu vực liên quan.

Kích hoạt báo cháy thủ công đòi hỏi sự can thiệp của con người, khác với kích hoạt báo cháy tự động được cung cấp thông qua việc sử dụng đầu báo nhiệt và đầu báo khói.

3.2 Hệ Thống Báo Cháy Tự Động

Hệ thống báo cháy tự động (Automatic fire alarm system) là hệ thống tự động phát hiện và thông báo địa điểm cháy.

3.3 Hệ Thống Báo Cháy Thường

Hệ thống báo cháy thường (Conventional fire alarm system) là hệ thống báo cháy tự động không có chức năng thông báo địa chỉ của từng đầu báo cháy.

Đặc Điểm Hệ Thống Báo Cháy Thường

• Tủ báo cháy quy ước có độ lớn từ 1 kênh (zone) đến trên 60 kênh.

• Các kênh bao gồm một vài hoặc tất cả thiết bị khởi đầu (như: đầu báo, nút nhấn, công tắc…) trong một khu vực hoặc một tầng của tòa nhà.

• Một số tủ báo cháy cho phép mở rộng dung lượng kênh trong khi số khác thì không mở rộng được, điều này làm cho tính hữu dụng bị hạn chế khi một cơ sở muốn mở rộng thêm.

• Báo cháy, báo sự cố theo từng khu vực của tòa nhà.

• Mỗi kênh có thể là 01 phòng hoặc nhiều phòng gần nhau.

• Mỗi kênh cần một đường dây tín hiệu riêng nên số lượng dây về trung tâm báo cháy nhiều.

Ưu Điểm Hệ Thống Báo Cháy Thường

Tính năng đơn giản, giá thành rẻ.

Nhược Điểm Hệ Thống Báo Cháy Thường

Hệ thống báo cháy thường chỉ có khả năng phát hiện đám cháy và cho biết khu vực xảy ra đám cháy nhưng không thông báo được vị trí chính xác (địa chỉ) xảy ra cháy. Bên cạnh đó, hệ thống báo cháy này cũng bị giới hạn về khả năng điều khiển và cảnh báo cho các thiết bị đầu ra, không tùy chỉnh được nhiều chức năng linh hoạt như hệ địa chỉ.

3.4 Hệ Thống Báo Cháy Địa Chỉ

Hệ thống báo cháy địa chỉ (Addressable fire alarm system) là hệ thống báo cháy tự động có chức năng thông báo địa chỉ của từng đầu báo cháy.

Đặc Điểm Hệ Thống Báo Cháy Địa Chỉ

• Dung lượng điểm (địa chỉ) của hệ thống địa chỉ được xác định bởi số loop hay còn gọi là mạch tín hiệu (SLC – Signaling Line Circuits) của nó.

• Mỗi mạch loop cung cấp điện, thông tin liên lạc và giám sát tất cả các thiết bị kết nối với nó.

• Mỗi mạch loop có thể đáp ứng cho trên 100 thiết bị địa chỉ, tùy thuộc vào nhà sản xuất.

• Mỗi mạch loop có thể chứa nhiều loại thiết bị địa chỉ. Thiết bị không địa chỉ được kết nối vào mạch loop thông qua các module địa chỉ.

• Mỗi điểm trên mạch loop có một địa chỉ duy nhất khi lắp đặt.

• Giám sát được thực hiện từ Tủ điều khiển bằng quy trình thăm dò tới tất cả các thiết bị trong mạch loop.

Ưu Điểm Hệ Thống Báo Cháy Địa Chỉ

Nhờ có tính năng kỹ thuật cao nên hệ thống báo cháy địa chỉ có khả năng phát hiện nhanh chóng, chính xác vị trí đám cháy đang diễn ra. Hệ thống báo cháy địa chỉ còn có thêm các chức năng giám sát và điều khiển để liên động với các hệ thống khác trong tòa nhà như thang máy, thông gió hút khói, máy bơm, công tắc dòng chảy,…  Bên cạnh đó, hệ thống này còn yêu cầu đặt ít cáp hơn so với hệ thống báo cháy thông thường (confires.com)

Nhược Điểm Hệ Thống Báo Cháy Địa Chỉ

Chi phí lắp đặt cao hơn so với hệ thống báo cháy thường.

4. Hệ Thống Báo Cháy Thông Minh

Hệ thống báo cháy thông minh (Intelligent fire alarm system) là hệ thống báo cháy tự động ngoài chức năng báo cháy thường và địa chỉ còn có thể đo được một số thông số về cháy của khu vực nơi lắp đặt đầu báo cháy như nhiệt độ, nồng độ khói hoặc tự động thay đổi ngưỡng tác động của đầu báo cháy theo yêu cầu của nhà thiết kế và lắp đặt.

5. Nguyên Lý Hoạt Động Của Hệ Thống Báo Cháy

Như đã nói, có 3 nhóm thiết bị trong mỗi hệ thống báo cháy bao gồm tủ trung tâm, thiết bị đầu vào và thiết bị đầu ra. Tủ trung tâm là “bộ não” của hệ thống; về cơ bản, nó nhận dữ liệu từ các thiết bị đầu vào, xử lý các dữ liệu đó và sau đó kích hoạt các thiết bị đầu ra gồm gọi, hoặc nhắn tin đến các đầu số định sẵn hoặc cảnh báo trên điện thoại thông minh…. Các hoạt động của tủ trung tâm được lập trình theo các tình huống báo cháy; các tình huống này nên được xác định bởi các chuyên gia theo tính chất của tòa nhà.

Hệ thống báo cháy thường được cài đặt để làm việc dưới 3 chế độ: trạng thái giám sát, trạng thái sự cố và trạng thái báo cháy.

6. Trạng Thái Giám Sát

Khi không có đám cháy hay sự cố lỗi nào, hệ thống báo cháy sẽ hoạt động ở trạng thái giám sát. Ở chế độ này, trong mạch vẫn luôn có dòng điện đi qua; tủ trung tâm báo cháy liên tục gửi tín hiệu và nhận tín hiệu từ các thiết bị đầu vào và đầu ra trong hệ thống.

Trạng Thái Sự Cố

Trong trường hợp tủ trung tâm gửi tín hiệu đi nhưng không nhận được tín hiệu phản hồi hoặc nhận được tín hiệu báo lỗi, hệ thống sẽ chuyển sang trạng thái sự cố. Tùy thuộc vào sự cố đó là gì mà đèn trên tủ trung tâm tương ứng với lỗi sẽ sáng lên. Khi lỗi được khắc phục, hệ thống sẽ trở về chế độ giám sát.

Trạng Thái Báo Cháy

Khi có sự cố cháy, thiết bị đầu vào có thể được kích hoạt tự động hoặc thủ công tùy thuộc vào cơ chế làm việc của chúng. Khi các thiết bị đầu vào được kích hoạt, chúng sẽ gửi tín hiệu đến tủ trung tâm rằng có trường hợp khẩn cấp. Sau đó, tủ trung tâm kích hoạt các thiết bị đầu ra và đưa ra các cảnh báo hình ảnh (bảng hiển thị phụ), âm thanh (còi/chuông báo cháy), ánh sáng (đèn báo cháy),…

7. Các Lỗi Thường Gặp Khi Sử Dụng Hệ Thống Báo Cháy

Giống như nhiều thiết bị khác, đôi khi hệ thống báo cháy sẽ phát sinh các lỗi bất ngờ dẫn đến không hoạt động, hoạt động không ổn định hoặc phát tín hiệu sai. Những lỗi thường gặp nhất bao gồm:

• Chuông không thể bật hoặc báo đèn khi hết pin

• Thiết bị đầu vào được lắp đặt sai vị trí nên không nhận được những tín hiệu như khói, lửa, khí gas,…

• Hệ thống báo cháy không được bảo trì đúng cách dẫn đến hư hỏng.

• Phụ thuộc quá nhiều vào đầu báo khói hoặc đầu báo nhiệt: vì đầu báo nhiệt và đầu báo khói phát hiện các yếu tố khác nhau của đám cháy, nên việc sử dụng cả hai là điều vô cùng quan trọng. Đầu báo nhiệt sẽ chỉ kích hoạt khi nhiệt độ phòng được nâng lên đến một nhiệt độ nhất định; ngược lại, đầu báo khói sẽ chỉ truyền tín hiệu khi có quá nhiều khói trong không khí. Do đó, tốt nhất, bn nên sử dụng kết hợp cả hai loại đầu báo cháy này trong tòa nhà của mình.

8. Yêu Cầu Kỹ Thuật, Tiêu Chuẩn Trong Thiết Kế, Lắp Đặt Hệ Thống Báo Cháy

Trong phần này bài viết xin giới thiệu với các bạn những yêu cầu và tiêu chuẩn thiết kế cơ bản về hệ thống báo cháy dựa trên các tiêu chuẩn đã được ban hành tại Việt Nam.

9. Các Tiêu Chuẩn Về Hệ Thống Báo Cháy Tại Việt Nam

• TCVN 5738:2001: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu kỹ thuật

• TCVN 7568-14:2015: Hệ thống báo cháy- Phần 14: Thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các hệ thống báo cháy trong nhà và xung quanh tòa nhà

Các Tiêu Chuẩn Nước Ngoài Tiêu Biểu Về Hệ Thống Báo Cháy

• ISO 7240-14:2013: Hệ thống phát hiện và báo cháy

• BS 5839-1: Hệ thống phát hiện và báo cháy cho các tòa nhà- Tiêu chuẩn Anh

• NFPA 72: Mã báo cháy quốc gia Mỹ

Yêu Cầu Chung Về Hệ Thống Báo Cháy

Theo TCVN 5738:2001: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu kỹ thuật:

(1) Hệ thống báo cháy phải đáp ứng những yêu cầu sau:

• Phát hiện cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra.

• Chuyển tín hiệu khi phát hiện cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện ngay các biện pháp thích hợp.

• Có khả năng chống nhiễu tốt.

• Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố của hệ thống.

• Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt chung hoặc riêng rẽ.

• Không bị t liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện ra cháy.

(2) Hệ thống báo cháy phải đảm bảo độ tin cậy. Hệ thống này phải thực hiện đầy đủ các chức năng đã được đề ra mà không xảy ra sai sót.

(3) Những tác động bên ngoài gây ra sự cố cho một bộ phận của hệ thống không được gây ra những sự cố tiếp theo trong hệ thống.

(4) Hệ thống báo cháy phải được lắp đặt với đầy đủ các bộ phận: trung tâm báo cháy, đầu báo cháy, hộp nút ấn báo cháy, các thiết bị liên kết, nguồn điện.

10. Thiết Kế, Lắp Đặt Hệ Thống Báo Cháy

(1) Một hệ thống báo cháy phải được thiết kế phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 7568-14:2015, các tiêu chí thiết kế phải được thỏa mãn các mục tiêu về an toàn cháy của quốc gia và bao gồm

• Các điều kiện về môi trường

• Loại dân cư

• Khả năng xảy ra cháy

• Phát triển nhanh đám cháy

• Sơ tán dân chúng đúng lúc (bao gồm cả việc sử dụng vùng báo động cháy, Sơ tán đồng bộ hoặc các chiến lược sơ tán khác)

• Giảm tới mức tối thiểu các tín hiệu báo cháy không cần thiết.

(2) Thiết kế có thể loại trừ khỏi phạm vi hoạt động các vùng được xác định là ít khi hoặc không bao giờ có người cư trú hoặc vật liệu gì dễ cháy.

(3) Khi không có yêu cầu thiết kế cho toàn bộ vùng hoạt động phát hiện ra đám cháy (trừ các vùng được nêu trong 6.4.2, TCVN 7568-14:2015) và được phép của các quy định của quốc gia, các vùng sau có thể được bao gồm trong phạm vi thiết kế (xem 6.3, TCVN 7568-14:2015):

• Một hoặc nhiều ngăn cháy;

• Một phần của ngăn đám cháy;

• Đường thoát hiểm và;

• Thiết bị trong tòa nhà.

(4) Khi không có yêu cầu tự động phát hiện đám cháy và các quy định của quốc gia cho phép có thể lắp đặt một hệ thống các hộp nút ấn báo cháy (xem 6.9, TCVN 7568-14:2015).

(5) Khi thiết kế hệ thống báo cháy bao gồm cả sử dụng các chức năng tùy chọn được quy định trong các tiêu chuẩn thiết bị có liên quan thì việc sử dụng chức năng tùy chọn vào lý do sử dụng phải được đưa vào trong tài liệu thiết kế.

(6) Thiết kế phải quan tâm đến tất cả các quy định nào của quốc gia đã đặt ra các giới hạn khác về thiết kế như

• Có kích thước của các vùng phát hiện đám cháy và các vùng báo động cháy;

• Số lượng lớn nhất của các điểm được lắp đặt thiết bị trong một vùng phát hiện (đám cháy);

• Các giới hạn của các mạng lưới (điện) bao gồm các thiết bị khởi động tự động và khởi động bằng tay;

• Các yêu cầu về giao diện đối với yêu cầu về hệ thống âm thanh dùng cho các mục đích khẩn cấp;

• Các yêu cầu đặc biệt cho các mạng lưới (điện) có các điều kiện báo cháy và các thiết bị báo động cháy;

• Các yêu cầu đặc biệt cho sự phối hợp của các mạng lưới (điện) khởi động và báo động cháy;

• Các yêu cầu cho các hệ thống truyền tín hiệu báo cháy và tín hiệu cảnh báo lỗi;

• Sử dụng vật liệu cho lắp đặt như cáp có vỏ bảo vệ các ống dẫn…;

• Lắp đặt thiết bị trong các môi trường dễ xảy ra nổ.

11. Liên Động Hệ Thống Báo Cháy Với Các Hệ Thống Khác Trong Tòa Nhà

Theo tiêu chuẩn NFPA 72, phần 6.8.2.1 “Hệ thống báo cháy được phép là hệ thống tích hợp kết hợp tất cả các chức năng phát hiện, thông báo và phụ trợ trong một hệ thống, hoặc kết hợp các hệ thống con thành phần”.

Liên Động Hệ Thống Báo Cháy

Hệ thống báo cháy có thể kết nối với các thiết bị điều khiển khác, chẳng hạn như:

  • Kết nối với máy in
  • Giao tiếp với hệ thống BMS
  • Giao tiếp với phần mềm đồ họa Graphix
  • Giao tiếp với hệ thống phát thanh PA
  • Giao tiếp với hệ thống thang máy
  • Giao tiếp với hệ thống quạt tạo áp cầu thang
  • Giao tiếp với hệ thống điện
  • Giao tiếp với hệ thống access control

Khi kết nối hệ thống báo cháy với các thiết bị khác, người cài đặt cần sử dụng các module có địa chỉ hoặc cổng kết nối thông tin dữ liệu. Mỗi bộ điều khiển kết nối phải được giám sát riêng cho các tín hiệu cảnh báo, giám sát và báo hiệu sự cố. Bên cạnh đó, các hệ thống khác không được phép can thiệp vào hoạt động báo cháy và bất kỳ lỗi nào trên hệ thống khác không được ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống báo cháy bao gồm cả việc theo dõi sự toàn vẹn của các mạch báo cháy.

Liên Động Hệ Thống Báo Cháy Với Hệ Thống An Ninh

Tích hợp hệ thống báo cháy và hệ thống an ninh là một trong những ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong trường hợp này, hệ thống phải tổng hợp hoạt động của cả hai hệ thống nhưng báo động cháy luôn luôn phải được ưu tiên- ngay cả khi hệ thống an ninh hoạt động trước.

Liên Động Hệ Thống Báo Cháy Với Hệ Thống Kiểm Soát Ra Vào

Hệ thống báo cháy có thể được kết nối với hệ thống kiểm soát ra vào. Hiện nay, các nhà sản xuất thiết bị báo cháy có thể cung cấp các chức năng điều khiển truy cập qua các đường dây tín hiệu tương tự kết nối các thiết bị báo cháy bằng nguồn cung cấp tương ứng.

Phòng cháy chữa cháy và an ninh luôn là một phần rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và nó đặc biệt quan trọng với các khu vực đông đúc. Lúc này, điều đáng quan tâm và bắt buộc là chúng ta phải lựa chọn và áp dụng các hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy phù hợp.

Hy vọng với những thông tin trên, người dùng có thể hiểu rõ hơn về hệ thống báo cháy. Cũng như nắm rõ hơn về các kiến thức liên quan và sự cần thiết của hệ thống báo cháy để có cái nhìn tốt hơn trong việc sử dụng cho doanh nghiệp hay gia đình. Để hiểu rõ hơn và được tư vấn cụ thể vui lòng để lại yêu cầu tại đây

DTS 368 – Chuyên Thiết Kế – Thi công và cung cấp thiết bị PCCC

𝑯𝒐𝒕𝒍𝒊𝒏𝒆: +090.327.1338
𝑾𝒆𝒃𝒔𝒊𝒕𝒆: http://dts368.vn/
DTS 368 mang sự an toàn đến với mọi nhà!


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *